Công thức PAS trong Content Marketing

 Nhiều Content Marketer trẻ khi chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cao có thể rơi vào trạng thái không biết làm thế nào để nội dung quảng cái có thể hấp dẫn khách hàng và thúc đẩy họ hành động. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về công thức PAS trong Content Marketing nhằm hướng tới mục tiêu thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang web của bạn, tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.

1. Công thức PAS trong Content Marketing là gì?

Công thức PAS trong Content Marketing là viết tắt của Problem - Agitate - Solve (Vấn đề - Kích thích - Giải pháp)

  • Problem - Xác định một vấn đề. Nêu bật được vấn đề hoặc nổi đau.
  • Agitate - Kích thích vấn đề. Đây là nơi bạn cần phải làm rõ tác động của vấn đề trong cuộc sống của đối tượng mục tiêu.
  • Solution - Đưa ra giải pháp giúp vấn đề đó biến mất

Đây là công thức kinh điển, giúp người viết dễ dàng tạo ra các nội dung đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả và mang lại khả năng chuyển đổi cao. PAS có thể sử dụng với nhiều mục đích và các loại nội dung như: Social Media, Content Ads, Landing Page, Blog, Email marketing,...

2. Có nên sử dụng công thức PAS thay cho công thức AIDA?

Theo học thuyết tâm lý, người tiêu dùng thông thường có 2 động lực chính để mua sắm: thỏa mãn sự hài lòng & niềm vui; né tránh tác động của nỗi đau. Công thức AIDA hiệu quả nhờ tạo ra sự hài lòng và thích thú cho khách hàng thì công thức PAS lại thành công khi tác động đến nỗi đau của người tiêu dùng.

Niềm tin của khách hàng vào quảng cáo ngày càng đi xuống theo thời gian. Chỉ thu hút khách hàng với việc khiến họ thích thú với sản phẩm/dịch vụ thôi là không đủ. Vì thế mà công thức AIDA đã không còn đạt được hiệu quả như trước đó.

Trong khi công thức PAS vẫn giữ vững được giá trị của nó, vì tâm lý người tiêu dùng muốn thoát khỏi nỗi đau, sự rắc rối. Công thức này cũng thể hiện rõ nhất việc đặt "con người" vào trọng tâm của bài viết và chú trọng khai thác động cơ thúc đẩy họ hành động.

3. Công thức PAS trong Content Marketing


Problem - Vấn đề mà người tiêu dùng đang gặp phải

Để thực sự hiểu vấn đề mà đối tượng mục tiêu gặp phải, bạn cần trả lời cho những câu hỏi sau:

  • Sản phẩm/ dịch vụ của bạn giải quyết vấn đề gì? Tại sao khách hàng sẽ cần sản phẩm/dịch vụ của bạn?
  • Mối quan tâm chính của khách hàng khi mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn là gì?

Vậy làm thế nào để xác định những nổi đau mà khách hàng tiềm năng đang cảm thấy?

  • Thực hiện nghiên cứu thị trường định tính để khám phá, thấu hiểu hành vi và tâm lý người tiêu dùng
  • Công cụ nghiên cứu từ khóa cũng sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn tìm hiểu về những nội dung người dùng đang tìm kiếm trên mạng.
  • Kết nối tới các bộ phận Chăm sóc khách hàng nhằm khai thác thông tin.

Agitate - Kích thích vấn đề

Bạn nên tiếp tục kích động vấn đề và dẫn dắt họ tiếp tục lắng nghe giải pháp của bạn

Có một vài tips sẽ giúp ích bạn trong phần này:

  • Cho thấy vấn đề của khách hàng sẽ trở nên tồi tệ như thế nào?
  • Chỉ cho họ thấy vấn đề sẽ không tự biến mất
  • Vẽ ra tương lai tích cực sau khi họ giải quyết vấn đề đó
  • Chỉ ra nhiều con đường khác nhau - nhưng mà sản phẩm/dịch vụ của bạn là con đường giải quyết nhanh nhất
  • Khiến họ cảm thấy cấp bách trong việc giải quyết tình huống

Solve - Giải pháp mà sản phẩm của bạn có thể cung cấp để xoa dịu nổi đau

Cho khách hàng thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn thực sự giải quyết được vấn đề như thế nào

Đảm bảo những giải pháp đó được CÁ NHÂN HÓA theo từng nỗi đau của từng nhóm khách hàng. Ví dụ, cùng là sản phẩm Yoga nhưng đối với đối tượng dân văn phòng thì tính chất công việc khiến họ cần 1 giải pháp giúp hạn chế thoái hóa cột sống, giảm tác động do phải ngồi quá lâu; trong khi nhóm đối tượng những phụ nữ trung niên sẽ tìm đến Yoga như một giải pháp giúp cơ thể giữ được sự dẻo dai

Xây dựng uy tín bằng cách chia sẻ testimonial, người tiêu dùng có xu hướng dựa vào các case study của những khách hàng trước trong các quyết điịng mua hàng nhiều hơn bất kì nguồn thông tin nào, nhằm đảm bảo tính hiệu quả thực tế "người thật việc thật".

Lời kết:

Một công thức viết Content có thể giúp bạn biết nên bắt đầu từ đâu. Bí quyết để tạo nên một bài viết có giá trị đó chính là độ hiểu biết của bạn về khách hàng sâu tới đâu và cách bạn thể hiện có thu hút hay không. Chúc bạn thành công.

Nếu bạn mong muốn tìm hiểu sâu vào Content và cách để triển khai một chiến dịch Marketing đa kênh hiệu quả, tối ưu được chi phí thì hãy tham khảo ngay Khóa học Content Marketing tại trung tâm IMTA nhé!



Nhận xét